Back

A.2. Hành vi làm vì hệ thống

Hành vi làm vì hệ thống là hành vi chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm hay kiến thức chuyên môn sâu rộng của mình một cách hiệu quả cho người khác, hoặc luôn tuân thủ thực hiện đúng quy định, quy trình làm vì hệ thống của hệ thống đảm bảo an toàn.

Hành vi này được chia thành 2 loại:

  • Hành vi chia sẻ kinh nghiệm/kiến thức
  • Hành vi làm vì hệ thống

Đây là loại hành vi phổ biến nhất ở hầu hết các bộ phận chuyên môn.

A.2.1. Hành vi chia sẻ kinh nghiệm/kiến thức

Một cán bộ, nhân viên thể hiện hành vi này khi chia sẻ kinh nghiệm của mình trong công việc cho đồng nghiệp hay một người khác trong tổ chức. Đây không chỉ là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển chuyên môn của cá nhân, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển Văn hóa An toàn.

Một cán bộ nhân viên, khi có thể chia sẻ, chuyển tải kiến thức cho người khác, tức là đã nắm chắc được cấu trúc và quy trình hoạt động của hệ thống, đồng thời luôn tiếp tục học hỏi để nâng cao kiến thức bản thân. Trong Văn hóa Chính trực lý tưởng, những người ‘thầy’ ở chức vụ lãnh đạo góp phần tăng độ tin cậy của hệ thống cũng như cảm giác an toàn: họ đã chứng minh rằng nhân viên có thể rút kinh nghiệm từ những sự việc đáng tiếc xảy ra, không bị trừng phạt mà được phép học hỏi và chia sẻ trải nghiệm của mình một cách thẳng thắn.

Ví dụ quốc tế: Một phi công đã chia sẻ trải nghiệm của mình trên tạp chí an toàn về việc nghe nhầm huấn lệnh về hướng bay thành mục bay. Thay vì rẽ về hướng FL080 (“Turn right heading zero eight zero”), anh ta đã lấy độ cao lên mực bay 080 (“climb flight level zero eight zero”). Do vậy, tàu bay có nguy cơ va chạm với
một tàu bay khác đang hạ độ cao xuống mực bay FL070 và KSV không lưu đã phải giải quyết sự cố. Sau khi nhìn nhận lại sự việc, phi công đã nhận lỗi và đã chia sẻ trải nghiệm của mình trên tạp chí an toàn của hãng hàng không.

Ví dụ VNA 1: Một nhân viên kỹ thuật đã báo cáo tự nguyện việc mình quên lắp vòng đệm (bushing) khi thay shock absorter dynamic seals ở càng mũi tàu bay. Sau khi tiến hành điều tra theo MEDA, hệ thống đã ban hành ra 03 Thông báo chất lượng, sửa đổi 04 quy trình SOP liên quan và đưa 08 mối nguy hiểm vào quản lý HIRA, giúp cho Hệ thống quản lý an toàn được hiệu quả và mang tính chủ động dự báo phòng ngừa các lỗi lặp lại trong kỹ thuật.

Ví dụ VNA 2: Tại các buổi giảng bình an toàn, các cá nhân chia sẻ thông tin về sự cố hoặc vụ việc để cả tập thể cùng rút kinh nghiệm.

A.2.2. Hành vi làm vì hệ thống

Một nhân viên thể hiện hành vi làm vì hệ thống khi cho thấy năng lực hoàn thành kịp thời và hiệu quả mọi nhiệm vụ được giao. Điều này cho thấy cá nhân đã nắm chắc được các quy trình phức tạp, ghi nhớ và áp dụng trong công việc hàng ngày một cách hiệu quả.

Đây là loại hành vi giúp cho hệ thống an toàn được vận hành hiệu quả, giúp duy trì 99% chất lượng an toàn trong tổ chức. Những phẩm chất cần tuyên dương đối với cán bộ nhân viên trong loại hành vi này bao gồm tính kỷ luật, chịu khó, chính xác, nhất quán và cởi mở.

Loại hành vi này cần được công nhận và khen thưởng thường xuyên. Toàn bộ cán bộ nhân viên làm tốt công việc của mình, từ những nhân viên có hoạt động, công việc ổn định đến những cán bộ chuyên gia đang tham gia những dự án đặc biệt đều được ghi nhận. Cán bộ quản lí và giám sát có trách nhiệm tìm hiểu và khen thưởng thích đáng đối với các hành vi này.

Ví dụ quốc tế: Phi hành đoàn hoàn thành danh mục kiểm tra để hạ cánh và đã ổn định vị trí trước khi đến độ cao 1000ft.

Ví dụ VNA 1: Tổ bay đảm bảo an toàn, tuân thủ đúng việc thực hiện go-round khi máy bay tiếp cận không ổn định dưới 1000ft (Unstablized Approach).