Back

B.2. Vi phạm (do con người hay do hệ thống)

Hình 4. Cây định nghĩa hành vi vi phạm cố ý

Cây định nghĩa hành vi trên mô tả các loại vi phạm cố ý, thể hiện một hay nhiều cá nhân nhận thức được hành vi của mình là vi phạm quy định hay pháp luật, nhưng vấn cố ý thực hiện vì nhiều lý do khác nhau.

Như được mô tả trong mô hình trên, mức độ trách nhiệm của mỗi cá nhân sẽ tăng khi vai trò của lỗi hệ thống trong vi phạm giảm.

B.2.1. Vi phạm do hệ thống
B.2.1.1.Vi phạm do hoàn cảnh

Vi phạm do hoàn cảnh xảy ra khi một nhân viên phải làm trái quy định để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thay vì dừng công việc đang thực hiện, người nhân viên đã tiếp tục thực hiện công việc mặc dù nhận thức được rằng nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra.

Những hành vi vi phạm do hoàn cảnh cũng xảy ra khi có cách biệt giữa yêu cầu của quy định và luật lệ với điều kiện thực tế. Thiếu hụt nguồn lực, thiết bị và điều kiện làm việc tại chỗ có thể làm gia tăng áp lực cho nhân viên phá vỡ quy định để hoàn thành công việc và đạt được mục tiêu.

Ví dụ VNA 1: Ngày 30/3/2013 tại sân bay Nội Bài, trong quá trình đẩy lùi từ vị trí cầu hành khách ra vị trí đường lăn, xe kéo đẩy bị trượt khi đang di chuyển trên 2 tấm sắt khiến xe bị quay ngang, cần dắt bị gãy ở điểm nối giữa xe kéo đẩy và cổ cần dắt, tàu bay va chạm với xe kéo đẩy và cần dắt.

Nguyên nhân:Tại khu vực đường lăn, tấm bê tông bị nứt, do vậy sân bay đã đặt tạm thời các tấm sắt. Tại thời điểm kéo đẩy tàu bay, trời mưa giông rất to và khi 2 bánh trước của xe kéo đẩy nằm trên tấm sắt thì bị trơn trượt do vậy lái xe kéo đẩy đã phanh đột ngột dẫn đến tàu bay tiến về phía trước và va chạm với thành của xe kéo đẩy.

Ví dụ VNA 2: Trên các chuyến bay quốc tế, nhiều trường hợp chuyến bay quay về Việt Nam bị delay làm kéo dài thời gian làm nhiệm vụ (Duty Time) của tổ bay vượt quá quy định. Tuy nhiên vì điều kiện thực tế tại nước ngoài không sẵn có tổ bay thay thế, nên nếu thấy tình trạng sức khỏe tốt thì tổ bay vẫn thực hiện chuyến bay quay về Việt Nam.

B.2.1.2. Vi phạm vì lợi ích của tổ chức

Vi phạm vì lợi ích tổ chức là hành vi một nhân viên vi phạm quy định về an toàn và cho rằng cách làm của mình có lợi hơn cho tổ chức. Hành vi vi phạm có thể được thực hiện nhằm cải thiện hiệu suất của một đơn vị, một phòng ban hay để làm vừa lòng cán bộ quản lý.

Ví dụ VNA: Ngày 30/06/2013, Nhân viên bốc xếp Cảng HK Cam Ranh để quên sót 81 kiện hành lý của Vietjet trên chuyến VJ8854 CXR-HAN đã tự ý chất xếp hàng của Vietjet Airgồm 81 kiện (470 kg) gồm 01 container 370 kg vào hầm hàng và 100 kg vào buồng hàng 5 chuyến CXR-HAN của tàu A321 của VNA. Bộ phận phục vụ hành lý chỉ thông báo sau khi máy bay của VNA đã cất cánh. Điều này vi phạm quy định về an toàn, an ninh đối với chuyến bay khi hàng chuyên chở không đúng nhà vận chuyển. Đây là hành vi vi phạm vì lợi ích của công ty phục vụ mặt đất của cảng hàng không.

B.2.1.3. Vi phạm nhiều người lặp lại

Vi phạm nhiều người lặp lại được thể hiện khi một nhóm nhân viên, có thể có hoặc không thuộc cùng một đơn vị hay bộ phận trong tổ chức, cùng nhau vi phạm một quy định về an toàn.

Do đây là loại hành vi có thể coi là vi phạm do hệ thống hoặc vi phạm cá nhân, có thể áp dụng Bài kiểm tra Phân biệt lỗi qua việc kiểm chứng lại (Substitution test) để xác định rõ loại vi phạm.

Ví dụ VNA 1: Mặc dù đã được huấn luyện nhận diện và xử lý khi phát hiện vật ngoại lai (FOD), tuy nhiên khi thấy FOD trên sân đỗ, nhiều nhân viên không tuân thủ thực hiện. Điều này tiềm ẩn
rủi ro an toàn hư hại động cơ, lốp tàu bay trong quá trình khai thác.

Ví dụ VNA 2: Không điền đầy đủ CFP và ký Flight Release

Mặc dù đã được huấn luyện về việc ký Flight Release và điền đầy đủ thông tin vào CFP nhưng nhiều tổ lái vẫn vi phạm quy định. Điều này gây khó khăn cho việc thu thập thông tin phân tích điều tra giảng bình sau khi có sự cố xảy ra.