Bài thuyết trình của Tổng Giám đốc cũng nêu rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên hữu quan ngành hàng không trong quá trình xây dựng Văn hóa Chính trực đối với lĩnh vực an toàn:
1. Đối với các nhà chức trách ngành hàng không
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong ngành hàng không để xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế, quy định tạo điều kiện cho một hệ thống báo cáo mở phù hợp với các nguyên tắc của Văn hóa Chính trực.
- Đưa ra định nghĩa rõ ràng các hành vi chấp nhận được và không thể chấp nhận trong khung pháp lý và phổ biến nâng cao nhận thức cho mọi người.
- Tạo khung pháp lý để phòng ngừa những hành vi xử phạt không công bằng, không hợp lý đối với những sự việc, tai nạn không do hành vi vô trách nhiệm, cố tình gây ra.
- Khuyến khích ứng dụng Văn hóa Chính trực vào hệ thống pháp lý và quá trình điều tra.
- Cộng tác chặt chẽ với ICAO để xây dựng các chương trình an toàn cấp khu vực đảm bảo triển khai thống nhất các quy định về Văn hóa Chính trực trong khu vực.
2. Đối với lãnh đạo Vietnam Airlines
- Đưa ra tầm nhìn về an toàn, chính sách về Văn hóa Chính trực, thể hiện cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cao và ý thức luôn giảm thiểu rủi ro cho nhân viên và khách hàng.
- Ưu tiên và đảm bảo đầy đủ nguồn lực cho việc triển khai hiệu quả các chính sách về an toàn và Văn hóa Chính trực.
- Phân công, điều phối cán bộ các phòng ban tích cực tham gia (nhân sự, quản trị rủi ro, các bộ phận chức năng…) để phối hợp giải quyết những rào cản và mâu thuẫn phát sinh.
3. Đối với Ban An toàn Chất lượng
- Xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai Văn hóa Chính trực.
- Tập huấn, đào tạo về Văn hóa Chính trực cho đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý.
- Xây dựng các chương trình ‘đào tạo giảng viên’ cho cán bộ cốt cán và cán bộ đại diện cho Văn hóa Chính trực để riển khai nhân rộng trong toàn tổ chức.
- Thực hiện khảo sát về văn hóa an toàn và phân tích GAP.
- Xây dựng những yêu cầu về hành vi, chuẩn năng lực, chính sách khen thưởng, hệ thống quản trị rủi ro và kỷ luật để vận hành các chính sách về an toàn của Tổng công ty.
- Bổ sung phân tích rủi ro vào Chiến lược kinh doanh của tổ chức, xác định rõ các mục tiêu giảm thiểu rủi ro và những thay đổi hệ thống tương ứng (nếu cần).
- Đảm bảo những cải tiến bền vững được thực hiện qua việc xây dựng văn hóa học hỏi mạnh mẽ.
- Cung cấp công cụ báo cáo đơn giản, dễ sử dụng cho cán bộ nhân viên và triển khai hệ thống phản hồi hiệu quả.
4. Đối với cán bộ quản lý phòng ban VietnamAirlines
- Hiểu rõ triết lý về Văn hóa Chính trực và nắm chắc kiến thức về cách thức triển khai Văn hóa Chính trực sau mỗi một sự cố, tai nạn, sự việc liên quan đến an toàn.
- Phổ biến về Văn hóa Chính trực đến mọi nhân viên.
- Thiết lập và duy trì các kênh trao đổi thông tin hiệu quả với Ban An toàn – Chất lượng để điều tra nguyên nhân lỗi hay hành vi rủi ro có thể gây mất an toàn, biến những sự việc an toàn thành bài học về rủi ro.
- Thiết kế hệ thống an toàn chất lượng tạo điều kiện cho các lựa chọn an toàn.
5. Đối với cán bộ công nhân viên VietnamAirlines
- Có trách nhiệm chủ động xác định, báo cáo mọi mối nguy hiểm và/hoặc nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn đang hoặc sẽ có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động của Vietnam Airlines.
- Báo cáo mọi lỗi và mối nguy hiểm về an toàn.
- Hiểu rõ được sự khác biệt giữa hành vi chấp nhận được và không chấp nhận được.
- Có trách nhiệm tuân thủ mọi quy trình, quy định và đưa ra quyết định an toàn phù hợp văn hóa doanh nghiệp.
- Trao đổi thông tin về mọi yếu kém của hệ thống quản lý an toàn (SMS) cho bộ phận liên quan và/hoặc cán bộ quản lý của mình và góp phần phổ biến các chính sách và quy định về an toàn của Vietnam Airlines.
Qua buổi Hội thảo, đại diện các bên liên quan đã được truyền thông đầy đủ và đã nhận thức được định nghĩa về Văn hóa Chính trực và điểm mạnh của khái niệm này. Theo nhiệm vụ được phân công, Ban An toàn – Chất lượng, đã tiến hành xây dựng khung phát triển và triển khai Văn hóa Chính trực để sử dụng ở quy mô toàn Tổng Công ty.