TCT tổ chức hội nghị đánh giá sơ kết công tác an toàn 6 tháng đầu năm
VNA Group đạt mục tiêu trong các bộ chỉ số an toàn do các khối khai thác bay, kỹ thuật bảo dưỡng, khai thác mặt đất đã xây dựng.
Vừa qua, Chủ tịch Ủy ban An toàn VNA Group – TGĐ đã chủ trì họp phiên thứ hai năm 2023 với sự tham gia của các thành viên Ủy ban. Cuộc họp đã đánh giá sơ kết công tác an toàn cả Group 6 tháng đầu năm và đề ra các nhiệm vụ, định hướng cho 6 tháng cuối năm 2023.
Trong 6 tháng đầu năm, hầu hết các chỉ số an toàn trọng yếu đều đạt mục tiêu. Tỷ lệ sự cố, vụ việc báo cáo Cục HKVN của VNA đạt 3.77/ 10000 chuyến bay, thấp hơn nhiều so với mục tiêu (9.5), các sự cố vụ việc có yếu tố con người, chim va chạm tàu bay giảm so với cùng kỳ. Một số sự cố, vụ việc nổi trội trong kỳ đã và đang được điều tra, giảng bình rút kinh nghiệm và thực hiện khắc phục, phòng ngừa triệt để. Chỉ số an toàn do các khối khai thác bay, kỹ thuật bảo dưỡng, khai thác mặt đất xây dựng và theo dõi đều đạt mục tiêu hoặc trong mức độ chấp nhận được.
Thực hiện kết luận UBAT phiên họp trước, trong kỳ, hệ thống ATCL đã tiến hành khảo sát, đánh giá hệ thống báo cáo an toàn/SMS của các ĐV thành viên và lên phương án kết nối với hệ thống quản lý ATCL tổng thể AQD.
Các hạng mục chuyển đổi số trong công tác ATCL như DCM (Data Content Management), RPA (Robotic Process Automation), dashboard an toàn cũng đang được đẩy mạnh triển khai. Về thúc đẩy an toàn, VNA đã triển khai các lớp huấn luyện về quản lý khủng hoảng, yếu tố con người, VHAT, đồng thời tổ chức Hội thảo khởi động VHAT 2023; PA tổ chức các Hội thảo VHAT cho đối tượng cán bộ quản lý và đoàn viên thanh niên…
Một số nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm Chủ tịch UBAT-TGĐ kết luận bao gồm tập trung chuẩn bị tốt về công tác chuyên môn cũng như truyền thông sự kiện cho Hội nghị toàn cầu về An toàn và Khai thác của IATA (IATA Global Safety and Operations) ngày 19-21/9/2023 mà VNA – Hãng HKQG vinh dự là Host airline cho sự kiện này.
Về Thông tư 09/2023/TT-BGTVT sửa đổi bổ sung Bộ quy chế An toàn hàng không (VAR) ban hành ngày 09/6/2023, có hiệu lực từ 30/12/2023: Yêu cầu các CQĐV, các khối/lĩnh vực chủ động rà soát, chỉnh sửa hệ thống tài liệu và thực hiện quản lý sự thay đổi, đảm bảo tuân thủ đầy đủ theo quy trình, quy định.
Trong tháng 7-8/2023 này, TCT sẽ triển khai chương trình khảo sát VHAT do IATA thực hiện để đánh giá lại mức độ VHAT của TCT sau giai đoạn gián đoạn do đại dịch Covid19. Yêu cầu các CQĐV, người lao động tích cực tham gia và đóng góp các ý kiến với mục tiêu cải tiến, nâng cao mức độ VHAT, tiến tới tiệm cận mức 5 theo định hướng, mục tiêu của UBAT.
Bên cạnh đó, tiếp nối kết quả đã đạt được của chương trình quản trị rủi ro yếu tố tự nhiên 2022, vào tháng 10/2023, nằm trong chương trình quản lý rủi ro an toàn 2023 và theo yêu cầu của các Nhà bảo hiểm, TCT sẽ tiếp tục triển khai chương trình khảo sát, đánh giá rủi ro chim và động vật hoang dã tại các sân bay HAN-DAD-SGN và một số sân bay địa phương với sự tư vấn của các chuyên gia nước ngoài.
Một nội dung quan trọng khác được Chủ tịch UBAT – TGĐ kết luận là việc rà soát, cập nhật và hiệu chỉnh Chính sách ATCL của TCT theo quy định tối thiểu 2 năm/lần. Theo đó, CQĐV xem xét, cho ý kiến bổ sung, hiệu chỉnh, báo cáo UBAT ra quyết định. Công tác huấn luyện cập nhật VHAT/SMS sẽ được triển khai ngay sau đó nhằm đảm bảo VHAT được thúc đẩy từ cấp cao nhất đến tất cả các cấp.
Kết thúc phiên thảo luận và kết luận, UBAT đã thống nhất phiên họp tới sẽ tổ chức kết hợp kiểm tra giám sát thực địa tại các sân bay phía Bắc trong tháng 10/2023 để đảm bảo các chỉ đạo, định hướng của UBAT được thực hiện thông suốt, hiệu quả đến các cấp cơ sở.
Tran Thi Hong Khanh -SQD