Đề xuất của các ứng viên vòng Tự tin tỏa sáng tại Gamification VHAT 2022
Cuộc thi Gamification VHAT 2022 đã khép lại nhưng dư âm từ cuộc thi, đặc biệt là vòng chung khảo Tự tin tỏa sáng vẫn còn đọng lại. Với 2 chủ đề “Hãy viết Chính sách An toàn – Chất lượng của TCT với các chính sách, định hướng để đạt được mục tiêu Văn hóa an toàn mức 5 – Tiên tiến (Generative) vào năm 2025 và Từ thực trạng công tác an toàn hiện nay của TCT, anh/chị hãy đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn để thực thi Chính sách An toàn – Chất lượng nêu trên nhằm mục tiêu VHAT đạt mức 5 – Tiên tiến (Generative) vào năm 2025”, 5 thí sinh với 5 màu sắc khác nhau đã mang đến sự đa dạng, những giải pháp thông minh, đáng học hỏi. Giờ hãy cùng nhìn lại 5 bài thi của các ứng viên xuất sắc nhất cuộc thi năm nay nhé.
Đầu tiên là bài thuyết trình của ứng viên Trần Huyên – nhân viên đội PVTT VIAGS DAD đã bóc tách khái niệm Văn Hóa và An Toàn, từ đó đưa ra định nghĩa chính xác về Văn hóa An toàn bao gồm 5 loại văn hóa. Bên cạnh đó, Trần Huyên còn chỉ rõ, để hướng tới mục tiêu đạt được Văn hóa An toàn tiên tiến không những cần đảm bảo an toàn mà còn là tinh thần không ngừng cải tiến quy trình, tìm kiếm giải pháp giảm thiểu rủi ro và tăng tính an toàn trong quá trình tác nghiệp.
tran-huyenCó cấu trúc bài thuyết trình tương tự các thí sinh khác, nhưng những ý tưởng cải tiến, giải pháp thực thi chính sách ATCL của Lê Xuân Thịnh – Phó Trưởng phòng Kiểm soát chất lượng – Cty TNHH MTV NLHK Việt Nam (SKYPEC) Chi nhánh khu vực Miền Nam lại mang tính cập nhật công nghệ và hướng tới yếu tố truyền thông nhiều hơn. Anh Thịnh đưa ra các giải pháp mang tính hiện đại như giải pháp về truyền thông dựa vào sức ảnh hưởng của các KOL để quảng bá về VHAT của VNA; dựa vào sức hút của cuộc thi Gamification VHAT 2022, thừa thắng xông lên, tạo ra các sân chơi vừa học vừa làm, vừa nâng cao hiểu biết của các cán bộ công ty về VHAT, lại vừa mang lại giá trị thương mại. Không những vậy, anh còn cung cấp giải pháp liên quan đến việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo giúp tiếp thu, sàng lọc, phân tích, đánh giá các thông tin, dữ liệu qua nhiều kênh.
le-xuan-thinhLà quán quân cuộc thi Gamification VHAT năm 2020, đến với buổi thuyết trình của năm 2022, anh Nguyễn Thanh Sơn – Trưởng phòng Kỹ thuật đưa ra những giải pháp thực tiễn liên quan trực tiếp đến kỹ thuật – vốn là lĩnh vực chuyên môn của thí sinh này. Bên cạnh đó, Thanh Sơn cũng củng cố các giải pháp truyền thống như kiểm tra định kỳ và đột xuất việc tuân thủ thực hiện an toàn trong các đơn vị, tổ chức các lớp học, hội thảo về VHAT.
nguyen-thanh-sonLà ứng viên duy nhất đề cập đến giải pháp tập trung vào nguồn nhân lực – nhân tố con người, thí sinh Ngô Văn Thương xác định con người là phần vô cùng quan trọng trong bất kỳ một công đoạn nào. Điều đó đồng nghĩa với việc; con người phải được coi trọng vì đó là một phần của vấn đề và cũng là một phần của giải pháp. Trong đó tập trung vào các giải pháp chính như là đảm bảo sức khỏe, cân bằng hiệu quả và an toàn, đảm bảo đào tạo, không ngừng cải tiến quy trình, cải thiện công cụ, phương tiện, môi trường làm việc, khuyến khích nhận diện rủi ro đồng thời tăng cường các chính sách động viên, khuyến khích các cán bộ.
ngo-van-thuongXuất sắc trở thành quán quân năm nay, chị Nguyễn Thị Thu Hiền – Phó trưởng Trung tâm PVHK VIAGS TSN đưa ra đề xuất điều chỉnh liên quan đến nguồn lực. Bài tham luận nhìn nhận thẳng thắn những điểm tích cực cũng như những hạn chế trong các hoạt động thúc đẩy VHAT trong suốt 3 năm qua chứ không hề phiến diện. Từ đó, chị đưa ra các giải pháp cải tiến cùng những ví dụ thực tiễn, các đề xuất cụ thể, sáng tạo liên quan đến các giải pháp nêu ra như xây dựng những bộ phim hoạt hình hài hước về VHAT, tạo dựng dữ liệu an toàn thú vị, thiết lập hệ thống phần thưởng.
nguyen-thi-thu-hienVideo clip minh họa bài trình bày của quan quân Nguyễn Thị Thu Hiền
Video truyền thông về an toàn của Brussels Airport
Video truyền thông nhận thức an toàn của VIAGS